Thủ tục xây nhà tại TP.HCM đơn giản hơn
Nhiều thủ tục được đơn giản hóa; ban hành mẫu bản vẽ thiết kế xin cấp phép xây dựng... khiến việc xây nhà của người dân trên địa bàn TP.HCM bớt cực hơn. Tuy nhiên theo nhận xét của nhiều người, mẫu thiết kế vừa ban hành khó áp dụng trong thực tế.
Thủ tục xây nhà tại TP.HCM đơn giản hơn
Nhiều thủ tục được đơn giản hóa; ban hành mẫu bản vẽ thiết kế xin cấp phép xây dựng... khiến việc xây nhà của người dân trên địa bàn TP.HCM bớt cực hơn. Tuy nhiên theo nhận xét của nhiều người, mẫu thiết kế vừa ban hành khó áp dụng trong thực tế.
Khó áp dụng trên thực tế ?
Mới đây TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã công bố mẫu bản vẽ thiết kế hộ gia đình, cá nhân để tham khảo khi lập thiết kế xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ trên địa bàn TP.Thủ Đức. Theo ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, TP cũng đã công bố mẫu thiết kế để hộ gia đình cá nhân tham khảo khi tự lập thiết kế xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ trên địa bàn.
Cụ thể, mẫu thiết kế áp dụng cho đối tượng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng (không kể tầng lửng diện tích dưới 65% diện tích sàn xây dựng của tầng và tầng tum có diện tích dưới 30% diện tích của sàn mái). Văn bản nêu rõ, các hộ gia đình tiến hành lập bản vẽ thiết kế nhà ở theo các nội dung như: Địa chỉ, cấp (hạng) nhà ở, kết cấu nhà, chiều cao công trình, tổng diện tích sàn xây dựng, diện tích sàn từng tầng; mặt bằng tầng 1 có thể hiện kích thước lô đất, ranh xây dựng nhà ở, ô thông tầng (nếu có), ranh lộ giới, chỉ giới xây dựng, cao độ sàn tầng 1.
Đồng thời, lập bản vẽ mặt bằng các tầng lầu, tầng lửng (nếu có) có thể hiện ranh xây dựng nhà ở, ô thông tầng (nếu có), độ vươn ban công (nếu có), kết cấu sàn, cao độ sàn của từng tầng. Mặt đứng và mặt cắt có thể hiện chiều cao từng tầng, chiều cao toàn công trình, độ vươn ban công (nếu có), chiều cao lan can của ban công, kích thước khoảng lùi công trình, cao độ của từng tầng…
Thế nhưng, ở góc độ người dân vẫn còn nhiều lấn cấn. Theo chị Thanh Hà (TP.Thủ Đức), với việc cơ quan chức năng công bố mẫu bản vẽ thiết kế sẽ giúp cho người dân giảm đi một thủ tục hành chính và giảm được một phần chi phí thuê thiết kế bản vẽ khi xây nhà. Tuy nhiên, mẫu thiết kế này vẫn còn chung chung, khoảng lùi công trình cũng không cụ thể. Người dân đi xin phép cũng không biết trường hợp nhà mình có phải lùi vào phía trước 2,4 m hay không. Còn phía sau thì vẫn phải lùi vào 1 m. Trong khi đó, mật độ xây dựng thì vô lý khi nhà bên cạnh được xây dựng 1 trệt 3 tầng, nhưng đến nhà mình thì chỉ được xây 1 trệt 1 tầng. "Tại khu vực Q.9, Q.2 cũ, người dân bây giờ đất còn nhiều mà không dám xây vì mật độ xây dựng quá thấp", chị Thanh Hà nói.
Mẫu bản vẽ này rất tốt cho người dân và cả cơ quan quản lý. Người dân không bị gò bó khi xây nhà, các đơn vị thiết kế sẽ làm sáng tạo cho không gian bên trong căn nhà đẹp hơn, công năng sử dụng hợp lý hơn. Tuy nhiên cũng cần phải lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân xem đã hợp lý chưa. Sau đó cân nhắc xem thủ tục hành chính đơn giản hơn được bao nhiêu, khâu nào cần điều chỉnh, cách triển khai như thế nào để thuận tiện và phù hợp cho người dân hơn nữa.
KTS Nguyễn Thái Tuấn cho biết hiện nay các nước tiên tiến trên thế giới đều ban hành mẫu thiết kế nhằm giảm việc hành chính cho cả người dân và cán bộ công chức. Điển hình như ở Úc ban hành nhiều mẫu nhà để người dân tự chọn. Ủng hộ cách này, tuy nhiên KTS Nguyễn Thái Tuấn cho rằng ở VN có đặc thù nên khó hơn. Cụ thể ở các quận huyện và ngay cả TP.Thủ Đức quy hoạch hạ tầng cơ sở không đồng bộ. Mặt tiền và chiều rộng mỗi căn nhà khác nhau nên không có một mẫu nhà nào phù hợp, ngoại trừ các khu nhà trong các dự án 1/500 phải xây nhà theo các mẫu nhà tương đồng nhau.
Ngoài ra, thẩm mỹ cá nhân mỗi người cũng không giống nhau nên công năng và màu sắc cũng khác nhau, dẫn đến bề mặt kiến trúc không thể là "mẫu" chung được. "Trước đây Q.7 áp dụng cấp phép xây dựng trực tuyến, cũng gây khó khăn và không áp dụng thực tiễn được. Bản thân tôi là kiến trúc sư và cũng có công ty thiết kế, xây dựng riêng, nhưng khi xây nhà vẫn phải nhờ dịch vụ về xin phép xây dựng. Bản mẫu thiết kế này thực tế cũng khó có thể áp dụng được", KTS Nguyễn Thái Tuấn nói.
Một bản vẽ, 2 mục đích
Với mẫu thiết kế, ông Tống Đức Tiến, Trưởng phòng Cấp phép xây dựng (Sở Xây dựng TP.HCM), giải thích từ nay người dân không cần lập bản vẽ xây dựng khi xin cấp phép xây dựng cho căn nhà của mình. Bởi trên bản vẽ xây dựng mẫu đã thể hiện những chỉ tiêu xây dựng (chỉ giới đường đỏ xây dựng, mật độ xây dựng, chiều cao công trình, số tầng...). Bản vẽ xây dựng mẫu không đi sâu vào nội dung bên trong, cơ quan chức năng chỉ quản lý khung bên ngoài theo các chỉ tiêu đã được cấp phép và thể hiện rõ trên sơ đồ. Sau đó, người dân sử dụng sơ đồ này để nộp hồ sơ hoàn công, xin cấp sổ hồng. Hộ gia đình, cá nhân tiến hành lập bản vẽ thiết kế thể hiện các nội dung: địa chỉ, cấp (hạng) nhà ở, kết cấu nhà, chiều cao công trình, tổng diện tích sàn xây dựng, diện tích sàn xây dựng của từng tầng; mặt bằng tầng 1; mặt bằng các tầng lầu (tầng lửng - nếu có); mặt đứng và mặt cắt.
Ông Tiến cũng nói rõ, sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng kèm bản vẽ thiết kế theo mẫu, người dân được tự tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình hoặc thuê tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu xây dựng lập. Trong đó, việc bố cục các hạng mục nội thất bên trong căn nhà sẽ do chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng tự quyết định và phải chịu trách nhiệm về an toàn cho bản thân công trình và các công trình kế cận.
Một lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM thông tin, Sở Xây dựng đã phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường có tờ trình UBND TP.HCM thông qua mẫu bản vẽ để sử dụng chung cho hai thủ tục hành chính. Đó là cấp giấy phép xây dựng và hoàn công, cấp sổ hồng. Khi được thông qua, nhất là công trình riêng lẻ, người dân chỉ cần sử dụng một bản vẽ cấp phép cho hai thủ tục hành chính. Mẫu bản vẽ mới này sẽ đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn TP.
Sở Xây dựng cho rằng, theo quy định về sổ hồng, bản vẽ sơ đồ nhà, đất có thể hiện diện tích xây dựng các tầng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ. Sau khi xây dựng xong công trình và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũng chỉ thể hiện dạng sơ đồ mặt bằng các tầng. Từ đó việc đề xuất bản vẽ thiết kế cấp giấy phép xây dựng sử dụng dạng sơ đồ để dùng chung cho cả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là có cơ sở.
KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó văn phòng kiến trúc sư trưởng TP.HCM đồng quan điểm khi đánh giá: "Mẫu bản vẽ này rất tốt cho người dân và cả cơ quan quản lý. Người dân không bị gò bó khi xây nhà, các đơn vị thiết kế sẽ làm sáng tạo cho không gian bên trong căn nhà đẹp hơn, công năng sử dụng hợp lý hơn. Tuy nhiên cũng cần phải lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân xem đã hợp lý chưa. Sau đó cân nhắc xem thủ tục hành chính đơn giản hơn được bao nhiêu, khâu nào cần điều chỉnh, cách triển khai như thế nào để thuận tiện và phù hợp cho người dân hơn nữa".
Thực tế cho thấy, những cải cách này của TP.HCM đã giúp người dân giảm bớt thời gian cũng như tiền bạc khi tiến hành xin cấp phép xây dựng, thiết kế xây nhà; đồng thời bảo đảm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.
KTS Võ Kim Cương
CHO THUÊ BIỆT THỰ THẢO ĐIỀN GIÁ TỐT
Chúng tôi chuyên ký gửi - mua bán nhà
Hotline Mr Tuân 0901855999 ( Zalo - Viber - Whatsapp)
Email: nguyentuan6868@gmail.com
CÔNG TY TNHH TMDV KIM ĐIỀN
Địa chỉ: 218 Trần Văn Trà, P. Tân Phong, Q.7, TPHCM
Email: nguyentuan6868@gmail.com
Hotline: 0901855999
Xem thêm